Xe đạp điện hiện nay được áp dụng như thế nào?

Xe đạp điện hiện nay được áp dụng như thế nào? Do sự tăng trưởng quá nhanh về số lượng xe dap dien, hiện nay, vấn đề siết chặt quản lý đối với phương tiện này đang được đặt ra cấp thiết. Cục Đăng kiểm VN vừa có kiến nghị Chính phủ về biện pháp quản lý đối với xe đạp điện. Ông Đỗ Hữu Đức, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN - đã trao đổi với phóng viên về vấn đề này
  Phóng viên: Thưa ông, việc quản lý xe đạp điện hiện nay được áp dụng như thế nào?
 - Ông Đỗ Hữu Đức: Trước sự gia tăng của các loại xe điện hai bánh có tốc độ lớn tại nhiều địa phương thì việc quản lý loại xe này là cần thiết. Tại các hội thảo về an toàn giao thông gần đây, vấn đề này luôn được đặt ra khiến các cơ quan có liên quan phải tiến hành xem xét để đưa ra phương án quản lý phù hợp.
 . Vậy Cục Đăng kiểm VN đã đề xuất với Chính phủ biện pháp quản lý ra sao?
 - Hiện nay, ở nhiều địa phương cũng như trên một số phương tiện thông tin đại chúng đều gọi chung tất cả các xe hai bánh gắn động cơ điện là “xe đạp điện”. Để có thể đưa ra được phương án quản lý khả thi, không gây bức xúc, xáo trộn lớn cho đời sống xã hội thì một việc rất quan trọng là phải phân định rõ loại xe này. Theo thông lệ quốc tế cũng như theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, chỉ các xe có bàn đạp chân và tốc độ thấp mới được gọi là xe đạp điện.
 Cụ thể ở VN, Tiêu chuẩn VN số 7448 ban hành năm 2004 định nghĩa: Xe đạp điện là xe đạp hai bánh, vận hành bằng động cơ điện một chiều được cấp năng lượng từ ắc quy. Xe cũng có thể vận hành bằng năng lượng điện có đạp bổ trợ hoặc chỉ bằng đạp chân, vận tốc lớn nhất không được vượt quá 25 km/giờ. 
Xe đạp điện hiện nay được áp dụng như thế nào? 
Ông Đỗ Hữu Đức
Như vậy, xe hai bánh lắp động cơ điện không có bàn đạp bằng chân hoặc có vận tốc lớn hơn 25 km/giờ (trong thực tế đã có xe có tốc độ trên 50 km/giờ) thì không thuộc nhóm “xe đạp điện” và phải được xếp vào nhóm mô tô, xe máy thông dụng được định nghĩa trong Tiêu chuẩn VN 6211.
 Cục Đăng kiểm VN đề nghị cách thức quản lý xe đạp điện nên như đối với xe đạp thông dụng. Trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi lần này, ban soạn thảo cũng đã đề nghị quản lý xe đạp điện như đối với xe thô sơ. Còn những xe hai bánh lắp động cơ điện có tốc độ và công suất lớn hơn cần phải quản lý như đối với các loại mô tô, xe máy lắp động cơ đốt trong. Có nghĩa là phải đăng ký biển số, kiểm tra an toàn kỹ thuật, người ngồi trên loại xe này phải đội mũ bảo hiểm, phải có bằng lái.
 . Do lợi thế ba không: không đăng ký, không bằng lái, không mũ bảo hiểm nên vừa qua người dân mới mua xe đạp điện. Nếu bây giờ phải chịu nhiều thủ tục như vậy liệu có gây bức xúc trong dân và khó khăn cho công tác kiểm định?
 - Đến nay, chúng ta đã có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và trang thiết bị cần thiết để kiểm tra khi có yêu cầu quản lý các loại xe này.
 Tuy nhiên, việc đưa vào quản lý chắc chắn sẽ phát sinh những khó khăn do đến nay ta chưa đưa mô tô, xe máy điện và xe đạp điện vào quản lý thống nhất trên toàn quốc. Do đó, cần có sự chuẩn bị chu đáo về hệ thống văn bản hướng dẫn cũng như lộ trình thực hiện phù hợp để tránh gây bức xúc, xáo trộn lớn cho đời sống xã hội.
Previous
Next Post »
Thanks for your comment